DetailController

Cà Mau dựng thương hiệu tôm cua trên bản đồ OCOP quốc gia

Cà Mau đặt mục tiêu đưa tôm và cua – hai đặc sản vùng cực Nam lên chuẩn OCOP quốc gia 5 sao, vừa tạo giá trị gia tăng cho nông sản, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng tầm thương hiệu thủy sản Việt.

Là tỉnh cực Nam Tổ quốc, Cà Mau từ lâu đã nổi tiếng với những sản vật đậm chất vùng đất mặn mòi: tôm, cua, muối và nhiều loại nông sản đặc trưng khác. Trong đó, con tôm là biểu tượng của kinh tế thủy sản tỉnh nhà, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất và đóng góp mạnh mẽ vào kim ngạch xuất khẩu. Không dừng lại ở vị trí dẫn đầu về diện tích và sản lượng tôm cả nước, Cà Mau đang chuyển hướng sang chiến lược nâng tầm giá trị – biến tôm, cua trở thành những sản phẩm OCOP 5 sao mang thương hiệu quốc gia.

Tôm Cà Mau: Từ con giống đến sản phẩm chế biến đa dạng

Với lợi thế hệ sinh thái ngập mặn đặc thù, Cà Mau sở hữu diện tích nuôi trồng thủy sản lớn, đặc biệt là mô hình nuôi tôm quảng canh kết hợp tôm – lúa – rừng mang tính bền vững cao. Nhờ đó, con tôm nơi đây có chất lượng vượt trội, được thị trường ưa chuộng. Để phát huy tiềm năng này, tỉnh đã khuyến khích doanh nghiệp và hộ sản xuất đầu tư vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm OCOP từ tôm – vừa nâng cao giá trị, vừa mở rộng khả năng tiêu thụ.

Hiện toàn tỉnh Cà Mau có 352 sản phẩm OCOP do 173 chủ thể đăng ký phát triển, trong đó có 273 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao, 77 sản phẩm 4 sao và 2 sản phẩm muối (muối hạt và muối tinh) đã được chứng nhận OCOP quốc gia 5 sao. Đây là kết quả của cả một quá trình nỗ lực trong kết nối sản xuất với thị trường, từng bước xây dựng thương hiệu nông sản địa phương.

Đặc biệt, các sản phẩm chế biến từ tôm chiếm tỷ lệ lớn, với hơn 100 sản phẩm OCOP tôm các loại. Nhiều sản phẩm đã có mặt trên thị trường toàn quốc như tôm khô, tôm xẻ, tôm ép, chà bông tôm, tôm nguyên con tươi đông lạnh, tôm hấp đông lạnh… Các sản phẩm này không chỉ được tiêu thụ mạnh trong nước mà còn có mặt tại các thị trường xuất khẩu khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU.

Tại xã Vĩnh Trạch, Công ty Cổ phần Chế biến Xuất khẩu Tôm Việt đã đầu tư chế biến tôm hấp đông lạnh và tôm tươi đông lạnh đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin tưởng lựa chọn. Trong khi đó, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Hòa Phát và Công ty TNHH sản xuất Kiên Cường (xã Năm Căn) đã đưa bánh phồng tôm Cà Mau xuất khẩu chính ngạch ra nước ngoài – minh chứng cho tiềm năng và giá trị ngày càng được nâng cao của các sản phẩm OCOP địa phương.

Nâng chuẩn OCOP – Nâng giá trị nông sản

Dù đã có nhiều sản phẩm đạt từ 3 đến 4 sao, mục tiêu của Cà Mau không dừng ở đó. Tỉnh đang tập trung đầu tư để nâng hạng các sản phẩm chủ lực lên OCOP 5 sao – tiêu chuẩn quốc gia cao nhất trong hệ thống OCOP. Đây là bước đi chiến lược nhằm gia tăng giá trị gia tăng cho nông sản, đồng thời khẳng định vị thế sản phẩm Việt trên thị trường quốc tế.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, Cà Mau xác định cần đồng bộ nhiều giải pháp: nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại hóa quy trình sản xuất và quản lý chất lượng nghiêm ngặt. Đây là yêu cầu không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho từng hợp tác xã, hộ sản xuất nếu muốn tiếp cận thị trường rộng lớn hơn.

Một trong những điển hình tiêu biểu là Cơ sở Nông sản Việt của chị Tạ Tuyết Thu, xã Phong Hiệp. Hiện cơ sở có 15 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao và 4 sao, gồm những đặc sản đã gắn bó với thương hiệu Nông sản Việt qua nhiều năm như tôm đất khô, tôm thẻ ép một nắng, chà bông tôm, bánh phồng tôm, muối tôm… Không chỉ đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, sản phẩm còn được đóng gói tinh tế, hướng đến thị trường quà biếu trong dịp lễ, Tết – mở ra hướng phát triển bền vững, giá trị cao hơn cho người sản xuất.

Tỉnh cũng đang đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp với các hệ thống phân phối hiện đại, hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Song song đó là việc huấn luyện kỹ năng sản xuất, đào tạo quản trị thương hiệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm – những yếu tố then chốt trong hành trình nâng sao OCOP.

Không chỉ tôm – Cua Cà Mau cũng vào “đường đua” 5 sao

Bên cạnh con tôm, cua Cà Mau – một sản vật trứ danh gắn liền với vùng rừng ngập mặn – cũng đang được tỉnh đưa vào định hướng phát triển OCOP chủ lực. Với sản lượng lớn, chất lượng ngon, cua Cà Mau nếu được đầu tư chế biến sâu, xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn hóa sản phẩm sẽ hoàn toàn có khả năng đạt chuẩn OCOP quốc gia.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chức năng, điểm yếu hiện nay của các sản phẩm từ cua là chưa được khai thác hiệu quả trong chế biến. Phần lớn cua vẫn bán tươi sống, chưa có nhiều sản phẩm chế biến sâu, đóng gói tiện lợi hay có thương hiệu rõ ràng. Do đó, để đưa cua Cà Mau trở thành OCOP 5 sao, cần một chiến lược bài bản về chuỗi giá trị từ nuôi – chế biến – tiêu thụ, gắn với truy xuất nguồn gốc, bảo đảm an toàn thực phẩm và phát triển thị trường.

Chặng đường phía trước còn nhiều việc phải làm, nhưng quyết tâm của Cà Mau là rất rõ ràng: không dừng lại ở sản lượng, mà hướng tới nâng tầm chất lượng, giúp người nông dân thoát khỏi “bẫy giá rẻ”, phát triển sản phẩm nông nghiệp theo chiều sâu.

Thiên Thanh

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc