DetailController

Đoàn công tác Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia làm việc tại Hải Phòng.

Ngày 28 tháng 3 năm 2022, Cục Quản lý thị trường thành phố Hải Phòng với vai trò là Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 Hải Phòng cùng với các ngành thành viên: Hải Quan, Công an, Bộ đội Biên phòng,… đón tiếp và làm việc với Đoàn công tác Văn phòng Thường Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia do đồng chí Trịnh Mạnh Cường - Phó Chánh văn phòng làm trưởng đoàn.

Thay mặt cho Ban Chỉ đạo 389 Hải Phòng, Phó Trưởng Ban Thường trực, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường thành phố Hải Phòng báo cáo kết quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Quý I năm 2022, tổng kết kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Theo đó, trong Quý I năm 2022 và dịp cao điểm Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, do tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục bùng phát mạnh với tốc độ lây nhiễm nhanh, diễn biến phức tạp nên đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, đời sống nhân dân.

Hoạt động buôn lậu, vận chuyển hàng lậu và gian lận thương mại trên địa bàn thành phố những tháng đầu năm 2022 cơ bản được kiểm soát, các đối tượng thường tăng cường hoạt động vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Các đối tượng lợi dụng chính sách thông thoáng, kê khai hàng hoá gian lận về số lượng, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ,…nhằm thu lợi bất chính. Hàng hoá thường được vận chuyển vào thành phố để trốn tránh sự kiểm soát của lực lượng chức năng.

Tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả xuất hiện nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, được tổ chức chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu phân phối. Hàng giả, xâm phạm ở nước ngoài, sau đó đưa vào trong nước tiêu thụ bằng nhiều hình thức khác nhau, tập chung vào các mặt hàng: điện tử, quần áo, túi xách, giày dép,…Hàng giả nhập lậu được các đối tượng xé lẻ, chia nhỏ, giá trị hàng hoá mỗi lần vận chuyển tiêu thụ đều có giá trị không lớn hoặc dưới mức xử lý hình sự. Vì vậy đã gây nhiều khó khăn trong công tác bắt giữ, đa phần các vi phạm đều ở mức xử lý hành chính nên không có tác dụng răn đe.

Kết quả trong Quý I/2022, Ban Chỉ đạo 389 Hải Phòng đã xử lý 952 vụ, trong đó xử lý hành chính 1105 vụ, xử lý hình sự 11 vụ. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 15 tỷ đồng, trị giá hàng tịch thu bán phát mại trên 5 tỷ và trị giá hàng hoá chờ xử lý trên 6 tỷ đồng.

Bên cạnh các kết quả đã đạt được, Ban Chỉ đạo 389 Hải Phòng cũng thẳng thắn nhìn nhận những khó khăn còn tồn tại dẫn đến hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại chưa thực sự cao: Công tác nắm bắt và dự báo tình hình có lúc chưa được toàn diện, kịp thời đặc biệt tình hình từ xa. Lực lượng các đơn vị còn mỏng chưa đáp ứng được yêu cầu công tác phòng ngừa, đấu tranh đối với tội phạm buôn lậu, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình hiện nay.

Địa bàn hoạt động trên biển rộng, các trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ phục vụ cho công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên biển còn thiếu và yếu, kinh phí hoạt động còn hạn hẹp trong khi các đối tượng vi phạm hoạt động ngày càng tinh vi và được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại. Do đó gây rất nhiều khó khăn và hạn chế cho các lực lượng chức năng trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

Kết thúc buổi làm việc, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, đánh giá cao những kết quả về công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian qua, đồng thời, cũng chia sẻ những khó khăn, tồn tại, ghi nhận những kiến nghị của các lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, từ đó tham mưu đề xuất trình Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia

Trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo 389 Hải Phòng sẽ tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm góp phần ổn định thị trường, chống thất thu ngân sách, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thu hút đầu tư, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bảo vệ nền sản xuất trong nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và bảo vệ sức khoẻ nhân dân thành phố.

Hà My
Cục Quản lý thị trường Thành phố Hải Phòng

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc