DetailController

Bàn về “hàng hóa” - đối tượng trong hoạt động kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường

Hàng hóa là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học từ kinh tế chính trị học, xã hội học, kinh tế học, luật học…và là nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội. Tuy nhiên hiểu cho đúng thế nào là “ hàng hóa” dưới góc độ, phạm vi kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường còn nhiều vấn đề tranh luận.

I. Cơ sở thực tế

Với những vấn đề tồn tại thường ngày trong thi hành nhiệm vụ, các đội QLTT chủ yếu kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại. Vậy những vật như thế nào được coi là hàng hóa thì chúng ta chưa có một khái niệm rõ ràng cụ thể. Tài sản cố định, tài sản lưu động, trụ sở, trang thiết bị, tài sản gắn với đất đai nhưng sau đó được thu hoạch của tổ chức, cá nhân nói trên có được coi là hàng hóa không? Căn cứ nào để xác định?

II. Cơ sở pháp lý

1. Trong pháp lệnh QLTT, tại Khoản 1 Điều 3 và Khoản 1 Điều 17 đều nhắc đến việc cơ quan QLTT được quyền kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức cá nhân trong kinh doanh hàng hóa và trong trường hợp có vi phạm thì tiến hành xử phạt theo thủ tục của luật xử lý vi phạm hành chính: ngay trong đoạn 1 Điểm a Khoản 1 Điều 6 có nhắc đến “ kinh doanh hàng hóa”, “ sản xuất buôn bán hàng cấm, hàng giả” như vậy: hàng hóa trong cụm từ “ kinh doanh hàng hóa” có khác nghĩa với từ “ hàng” trong hàng cấm, hàng giả hay không? Hay “hàng giả” “hàng cấm” cũng là một loại hàng hóa? (Vấn đề phân biệt này có ý nghĩa trong việc xác định thời hiệu xử lý VPHC)

2. Hiện nay nhiều văn bản quy phạm pháp luật và văn bản dưới luật nhắc đến từ hàng hóa:

- Tại Luật doanh nghiệp 2014 Khoản 5, Điều 8 nghĩa vụ của doanh nghiệp “ Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố”. Như vậy từ hàng hóa trong Khoản 5 này có đồng nhất với nghĩa của từ “sản phẩm” được quy định tại Khoản 16 Điều 4 “ Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.

- Tại Khoản 2 Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định hàng hóa gồm “ tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai” và động sản được quy định tại Khoản 2 Điều 107 Bộ luật dân sự bằng phương pháp loại trừ “ động sản là những tài sản không phải là bất động sản”  tài sản được quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự xác định gồm: Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản (lưu ý quyền sử dụng đất được coi là bất động sản theo luật giao dịch nhà ở); tại Khoản 1 Điều 107 Bộ luật dân sự quy định bất động sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Qua những quy định trên cho thấy phải chăng lực lượng QLTT chỉ được kiểm tra hàng hóa giới hạn là các động sản bao gồm: Vật, tiền, giấy tờ có giá trị và quyền tài sản đều có thể là đối tượng kiểm tra (trừ khi các vật, quyền tài sản thuộc loại bất động sản theo quy định của pháp luật).

Với cách hiểu như trên thấy rằng có sự không đồng nhất về nội hàm, khái niệm và sự thống nhất cách giải thích của “hàng hóa”, theo quy định của Luật giá 2012 tại Khoản 1 Điều 4 “ hàng hóa là tài sản có thể trao đổi, mua bán trên thị trường có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người bao gồm các loại động sản và bất động sản”. Vì rằng Luật thương mại xác định hàng hóa gồm tất cả các loại động sản, những vật găn liền với đất đai như khoáng sản, hoa màu, cây trồng trên đất, thủy sản….đều là hàng hóa (và theo phân loại của cả Bộ luật dân sự để xác định động sản không phải là bất động sản). Điều này gây khó khăn trong quá trình nghiên cứu, hướng dẫn xử lý VPHC của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đồng thời    trong thực tiễn áp dụng pháp luật, vì đơn cử lực lượng QLTT có được kiểm tra xử lý VPHC đối với các tài sản sở hữu trí tuệ, tài sản cố định, nhà xưởng máy móc của tổ chức cá nhân sản xuất - kinh doanh thương mại, tài sản gắn liền với đất đai nhưng sau đó được thu hoạch.

Hơn nữa tại Luật quản lý ngoại thương và văn bản hướng dẫn liên tục nhắc đến từ “hàng hóa” và như vậy bất cứ vật nào có mục đích mua bán trao đổi giữa các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đều được coi là “hàng hóa”.

3. Mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu “hàng hóa” là tất cả những vật dù vô hình hay hữu hình được đem ra mua bán trao đổi hoặc vì mục địch này đều phải được coi là “hàng hóa”, việc xác định khái niệm, phạm vi thế nào là hàng hóa- cơ sở cho việc xác định thẩm quyền kiểm tra, thẩm quyền khám của lực lượng QLTT, là căn cứ xác định thời hạn, thời hiệu xử lý VPHC, cơ sở phân biệt trong trường hợp khám phương tiên, vận tải, đồ vật nơi cất giấu tang vật khi ra quyết định khám thì đâu là phương tiện vận tải, đâu là tang vật (ví dụ: một chiếc ô tô con chứa điện thoại di động ngoại nhập được cất giấu trong 1 chiếc ô tô tải)

Ngoài ra Việc phân loại hàng hóa là căn cứ thực hiện nội dung của quyết định xử phạt VPHC trong trường hợp tịch thu hàng hóa là cổ vật, di sản văn hóa,…hàng hóa cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, nhập khẩu…

Với những băn khoăn trên, tôi mong muốn nhận được sự quan tâm tham gia trao đổi, đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để trong toàn lực lượng có sự thống nhất cách hiểu, cách làm đúng đắn nhất.

Trân trọng./.

Hồ Quang Đức
Cục Quản lý thị trường Thành phố Hải Phòng

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc